Khai báo hải quan là gì?

Khai báo hải quan là quy trình cần thiết để thông qua các quy định và quy trình pháp lý khi hàng hóa vượt qua biên giới quốc gia. Nó bao gồm việc cung cấp thông tin và tài liệu liên quan đến hàng hóa, như xuất xứ, giá trị, loại hàng, và các thông tin hải quan khác. Mục đích chính của quy trình này là để kiểm soát và quản lý việc di chuyển hàng hóa qua biên giới, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý, thuế quan, và các quy định an ninh. Khai báo hải quan cũng giúp tạo điều kiện cho việc thu thuế quan và các loại phí liên quan, cũng như đảm bảo rằng hàng hóa được vận chuyển một cách an toàn và đúng quy định. Đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, việc hiểu và thực hiện đúng quy trình khai báo hải quan là rất quan trọng để tránh rủi ro pháp lý và tối ưu hóa quá trình giao thương quốc tế.

Mục đích của việc khai báo hải quan

Dưới đây là danh sách các mục đích chính của việc khai báo hải quan:

  1. Kiểm soát hàng hóa: Khai báo hải quan giúp chính phủ kiểm soát lưu thông hàng hóa qua biên giới, đảm bảo rằng các mặt hàng được vận chuyển tuân thủ các quy định pháp lý và an ninh.
  2. Quản lý thuế quan: Thông qua việc cung cấp thông tin về giá trị và xuất xứ của hàng hóa, khai báo hải quan giúp xác định số tiền thuế quan phù hợp để thu.
  3. Đảm bảo an toàn quốc gia: Quá trình khai báo hải quan cũng có mục đích bảo vệ an ninh quốc gia bằng cách kiểm tra và xác minh các mặt hàng và thông tin liên quan.
  4. Hỗ trợ thương mại quốc tế: Khai báo hải quan tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu bằng cách cung cấp thông tin chính xác và kịp thời cho các bên liên quan.
  5. Đối phó với rủi ro và vi phạm: Việc khai báo hải quan giúp phát hiện và ngăn chặn các hoạt động gian lận, đánh cắp hoặc buôn lậu hàng hóa qua biên giới.
  6. Thúc đẩy sự công bằng và minh bạch: Bằng cách tiết lộ thông tin về hàng hóa và giao dịch, khai báo hải quan đảm bảo rằng các hoạt động thương mại diễn ra công bằng và minh bạch.

Qui trình thực hiện khai báo hải quan

  • Hợp đồng thương mại (Purchase Order Or Contract): 01 bản sao y
  • Hóa đơn thương mại : ( invoice ): 1 bản gốc
  • Phiếu đóng gói ( packing List): 1 bản gốc
  • Vận đơn ( Airway Bill / Bill of lading)
  • Giấy phép ( nếu có)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (c/0)
  • Giấy tờ yêu cầu khách tùy theo mặt hàng cụ thể

Sau khi nộp tờ khai sẽ đợi kết quả phân luồng hệ thống

Phân luồng tờ khai

Tờ khai luồng xanh

Tờ khai với màu may mắn. Nhưng cũng có 2 trường hợp: xanh có điều kiện và không điều kiện.

  • Xanh có điều kiện: Phải xuất trình thêm những chứng từ bổ sung như:
    Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)
    Giấy kiểm tra chất lượng (ví dụ: kiểm dịch thực vật), giấy nộp thuế…
    Với loại luồng xanh này, chắc chắn bạn phải tới chi cục hải quan để làm thủ tục
  • Xanh không có điều kiện: Trên lý thuyết, bạn chỉ cần xuống cảng lấy hàng, và không phải làm thêm bất cứ thủ tục nào.

Tuy nhiên, trên thực tế ở các chi cục, người khai thường đem tờ khai giấy – có chữ ký & đóng dấu của chủ hàng;

Lên lấy xác nhận của hải quan tiếp nhận, sau đó mới ra cảng làm thủ tục lấy hàng (đổi lệnh ở cảng, ký hải quan cổng bãi).

Giống như làm với tờ khai luồng vàng, nhưng thời gian làm nhanh hơn.

Tờ khai luồng vàng

Đối với luồng này, quy trình khai vẫn giống luôn xanh nhưng cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Tờ khai hải quan
  • Hợp đồng thương mại (Purchase Order Or Contract)
  • Hóa đơn thương mai (invoice ): 1 bản gốc
  • Phiếu đóng gói (packing List): 1 bảng gốc
  • Vận đơn (Airway Bill / Bill of lading)
  • Giấy phép (nếu có)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (C/0)
  • Giấy tờ yêu cầu khách tùy theo mặt hàng cụ thể

Tờ khai luồng đỏ

Đối với hàng hóa có tờ khai luồng đỏ, sau khi kiểm tra hồ sơ giấy phải kiểm tra thực tế hàng hóa.

Đây là mức độ kiểm tra cao nhất, phải làm nhiều thủ tục và tốn chi phí, thời gian, công sức nhất cho cả chủ hàng và hải quan.

Về hồ sơ như luồng vàng trên đây, hồ sơ sẽ được chuyển sang cho đội kiểm hóa sau khi hải quan tiếp nhận duyệt hồ sơ.

Bạn đăng ký kiểm hóa, xuống cảng làm thủ tục hạ hàng đưa vào khu kiểm hóa, rồi liên hệ với cán bộ hải quan xuống làm thủ tục kiểm tra.

Hiện có 2 hình thức kiểm hóa:

  • Kiểm bằng máy soi (kiểm soi)
  • Kiểm thủ công. ( bước này thường tốn kém và mệt mỏi)
    Sau khi kiểm tra xong, cán bộ hải quan sẽ về Chi cục làm các thủ tục cần thiết: biên bản kiểm hóa. Nếu ổn, sẽ làm thủ tục bóc tờ khai là xong.

Thực hiện nộp thuế cho nhà nước

Người khai nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định: nộp ngay, ân hạn, bảo lãnh ngân hàng…
Để quy trình khai hải quan thuận lợi và nhanh chóng, tốt nhất là bạn nên làm theo qui định, và chuẩn bị bộ chứng từ đầy đủ, hợp lệ.